Theo đó, sẽ có 10 nhiệm vụ trọng tâm được triển khai. Đó là:
- Tổ chức quán triệt, triển khai, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg;
- Hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật;
- Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật;
- Thông tin, tuyên truyền về vị trí, vai trò của Tủ sách pháp luật, qua đó góp phần vận động, giới thiệu cho cán bộ, công chức, nhân dân đến đọc, mượn sách, báo, tài liệu pháp luật;
- Đối với Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia do Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng và quản lý thống nhất, được vận hành, khai thác, sử dụng chung trong phạm vi toàn quốc theo hướng tích hợp với cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp;
- Xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật tại xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển (sau đây gọi chung là xã đặc biệt khó khăn); cơ quan, đơn vị của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Rà soát, đánh giá hiệu quả, xác định nhu cầu khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật cấp xã, Tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị đã được xây dựng theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ mà không thuộc đối tượng áp dụng tại khoản 1 Điều 1 của Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg;
- Bảo đảm kinh phí từ ngân sách để xây dựng, quản lý, duy trì Tủ sách pháp luật theo quy định; khuyến khích hỗ trợ kinh phí mua bổ sung sách, báo, tài liệu pháp luật cho các loại hình Tủ sách pháp luật trên địa bàn;
- Kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật;
- Xử lý kỷ luật và xử lý vi phạm trong xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật.