|
|
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
| | |
|
Triển khai “Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm” – OCOP Ngày cập nhật 13/07/2017
Sáng ngày 06/7/2017, Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh đã phối hợp với UBND huyện triển khai “Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm” – OCOP. Tham dự hội nghị có đại diễn lãnh đạo các đơn vị liên qua, UBND các xã, thị trấn, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện.
Tại Hội nghị, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh đã giới thiệu tổng quan về nội dung Phong trào và Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trên thế giới như OVOP ở Nhật Bản, OTOP ở Thái Lan,.. cũng như kinh nghiệm triển khai mô hình OCOP của tỉnh Quảng Ninh và đề án Chương trình Mỗi làng một sản phẩm theo Quyết định 2277/QĐ-BNN-VPĐP ngày 05/6/2017của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Theo đó, Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030 được triển khai trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trên cả nước; trong đó lấy địa bàn nông thôn, cụ thể là cấp xã làm đơn vị tổ chức thực hiện. Chương trình do Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì thực hiện nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng của từng vùng, miền, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; đồng thời, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng gia tăng lợi ích cho cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.
Đối tượng thực hiện là sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là sản phẩm vùng, miền trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương, lấy chủ thể kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể làm nòng cốt thực hiện dựa trên 3 nguyên tắc: hành động địa phương hướng đến toàn cầu; tự lực, tự tin và sáng tạo; đào tạo nguồn nhân lực. Chương trình phát triển sản phẩm, dịch vụ theo 6 nhóm là: thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm – nội thất – trang trí, dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng. Kinh phí thực hiện được lấy từ nguồn tín dụng ngân hàng, nguồn tài trợ và ngân sách nhà nước.
Tại hội nghị, Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh phối hợp với UBND huyện đã thu thập thông tin nhằm đánh giá đầy đủ về hiện trạng các sản phẩm, trình độ công nghệ, vốn, lao động liên quan đến sản phẩm của địa phương; đồng thời, lập danh sách các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của địa phương và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất sản phẩm để xây dựng đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2020. Thanh Thúy (theo phuloc.thuathienhue.gov.vn) Các tin khác
| |
|
| Thống kê truy cập Truy cập tổng 5.005 Truy cập hiện tại 46
|
|